Anh cũng biết đó, hai cái đứa này ở trong xóm ngoại giao tốt lắm, cho nên, từ bữa lên chức, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con lối xóm. Có rất ít người nói tụi nó "sướng, có em nha". Mà hầu như ai gặp mặt cũng ghẹo "thôi rồi, kể từ nay em đã bị ra rìa!". Thằng Hiển lớn rồi hổng nói, nó cười cười hông trả lời, nếu bị chọc quá thì nó nói lại, nó kể vanh vách có ai có ai thương nó. Còn nhỏ Kachi thì ngơ ngác, em chắc là nó chưa hiểu hết hai chữ đó, nó cũng hổng phản ứng gì. Chỉ có cô ba nó đỡ đạn dùm. Nghĩa là với ai quen thân, thì cô ba ôm nó vào lòng trả lời "hổng có đâu, có cô ba thương con nè, bà nội thương con nè, ba mẹ cũng thương con nhất". Còn với ai hổng thân, cô ba cười cười dạy nó nói "con trả lời đi: không bao giờ, con không bao giờ ra rìa!". Ai chọc dai quá, cô ba lắc đầu nhẹ nhàng thôi "đừng có nói zậy, nó buồn, tội nghiệp..." ;).
Từ chuyện của con trẻ, em ôn lại chuyện của mình. Thói đời, người ta vẫn nghĩ rất đơn giản khi buột miệng nói một đứa trẻ, hay tệ hơn là một ai đó, bị ra rìa. Chẳng cần quan tâm người bị ra rìa đó cảm thấy thế nào? Anh thử nghĩ coi, bị ra rìa, thì có gì mà vui? Và chắc là ai cũng hiểu, bị ra rìa, thì có gì mà hay ho đâu chứ hả? Vậy mà, ngày nào em cũng nghe ra rả chuyện ra rìa với lại ra rìa. May là hổng có ai nhớ, em cũng từng là một kẻ bị ra rìa ;).
Nói thiệt chớ, đôi khi, em cũng muốn nổi quạu. Nhưng vốn bản tánh lạc quan, em chỉ muốn cười nhạt. Hổng lẽ bây giờ em vỗ ngực xưng tên "em nè, em cũng đã từng bị cho ra rìa nè, thì sao thì sao?". Hổng lẽ bây giờ, em đi lý sự đôi co với những người đã trót vô tâm vô tình với em?? Rằng, "ra rìa" có cái giá của "ra rìa"! Chưa chắc bây giờ người bị "vô rìa" sung sướng bằng người được "ra rìa" nha anh ;).
Ai mà không ít nhất một lần bị ra rìa chứ ..Nhưng mà có những ra rìa chủ đông ( như em nói ) thì có lẽ là vui - còn cái bị ra rìa thụ động thì chắc là cũng không thể không tủi thân , phải hôn em ?
Trả lờiXóaem nằm ở vế thứ hai (như cô nói) đó cô ;)
Xóachẳng những tủi thân mà còn rất là đau lòng ;)