Thằng em tôi tánh tình ồn ào, ăn to nói lớn, nóng như Trương Phi. Ngộ một cái là mấy đứa bạn chí cốt của nó, đứa nào đứa nấy cũng đằm tính, chững chạc. Có lần tôi nghe thằng bạn nó nói: "chú N. này sống tốt lắm nhưng tánh nóng quá, tập uống trà nóng đi chú ơi." Thằng em tôi trố mắt hỏi chi vậy? Thằng bạn cười tủm tỉm: "thì chú cứ thử coi, uống trà nóng tập cho chú tính kiên nhẫn, bởi vì chú phải hớp từng ngụm từng ngụm một, chú có nóng lòng muốn uống nhanh cũng không được..."
Tôi nghe thấy bạn ấy nói chí lý quá chừng. Thời buổi này ra đường thấy người ta toàn uống trà đá. Ở cái đất SG này, ít ai kiên nhẫn ăn cơm xong ngồi hớp từng ngụm trà nóng. Thằng em nóng tính của tôi lại càng không, dù sáng nào má tôi cũng nấu nước pha trà. Nhưng dần dà, trải nghiệm nhiều sóng gió, em tôi bớt nóng được mấy phần rồi.
Tôi biết có nhiều người nhất định phải ăn cơm nóng canh nóng nhưng chẳng bao giờ uống nước nóng để giải khát. Canh không nóng, họ ăn cơm không ngon. Uống nước nóng, họ nói không đã khát. Cái đó đã là thói quen!
Tôi cũng biết có những người cả đời ghét ăn nóng uống nóng, chỉ thích ăn đồ nguội uống đồ lạnh. Nói chung là phải nguội thì mới cho vào miệng được, mới thấy ngon, mới thấy thích. Họ sẵn sàng đợi đồ nóng trở thành đồ nguội, họ sẽ ăn ngon lành. Ăn nguội đã thành một đặc tính của riêng họ rồi!
Chỉ cần thời gian, chỉ cần để tự nhiên, chỉ cần để hờ hững, đồ nóng... sẽ nguội... rồi lạnh.
Nhưng đồ đã lạnh thì không thể tự nhiên nóng lên được. Người ta chỉ có thể cho nó lên bếp hoặc sử dụng lò viba, thì mới có thể làm nó nguội lại hoặc hâm cho nó nóng lên.
Nóng - nguội - lạnh, suy cho cùng, cũng chỉ là một trạng thái mà ai cũng có thể xài, tùy theo thói quen và sở thích của mỗi người.
Tối nay, trời lành lạnh, tôi chạy xe ngoài đường, bất giác rùng mình. Lạnh. Tôi tê tái nhận ra nhiều thứ. Kìa là tình yêu của tôi, đam mê của tôi, nỗi nhớ của tôi, niềm khát khao mong đợi của tôi, lòng tin của tôi, nước mắt của tôi... Tất cả những cái đó, từ nóng... đã nguội dần... và đang lạnh dần.
Lạnh dần...
Tôi không thấy buồn nhưng thấy sợ!
Có ai mang cho tôi một tách trà nóng không?? Để tôi tiếp tục kiên nhẫn giữ cho mình một trái tim nóng. Ai cũng biết tôi ghét lạnh mà!!
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
Mười lăm ngàn
Thời buổi bây giờ, người ta có thể xài hết cả mười lăm ngàn đồng trong một ngày không ta??
Được chứ sao không!
Tôi nè, cách đây mấy bữa, ra khỏi nhà chỉ với mười lăm ngàn đồng bạc trong túi mà trong dạ chẳng có gì lấy làm tủi hổ. Tôi tự nhủ hôm nay mình sẽ xài cho bay hết mười lăm ngàn đồng này, không bay không zìa! Nghĩ là làm, sáng đó tôi không thèm ăn sáng. Nhắc lại là không thèm ăn sáng, chứ không phải thèm mà không dám ăn. Có mười lăm ngàn à, ăn làm quái gì chứ?? Ăn gói xôi năm ngàn thì còn mười ngàn, cũng lỡ cỡ. Ăn ổ bánh mì mười ngàn thì còn năm ngàn, năm ngàn đâu có đủ mua tờ vé số!! Hủ tiếu hay bún bò thì ăn ngán rồi. Không ăn sáng một bữa, tôi cũng đâu có mất miếng thịt nào đâu...
Tới trưa, mấy em trong văn phòng rủ ăn cơm trưa. Tôi tí tởn nói bữa nay chị có hẹn zìa ăn cơm ở nhà rồi mấy kưng. Vậy là tôi te te xách xe chạy zìa ;). Buổi chiều, tôi đâu có dám ghé dọc ghé ngang, chỉ biết chạy thẳng một nước zìa nhà, lại ăn cơm nhà, không tốn một xu. Đến tận bảy giờ tối hôm đó, mười lăm ngàn đồng bạc vẫn còn nằm yên trong túi của tôi, không hề sứt mẻ :)
Nhưng sau đó thì không ổn, bởi vì bình xăng của tôi đã bị cạn. Tôi thầm nghĩ: phải chi giờ này có ai mượn xe tôi đi công chuyện, tôi sẽ lấy cớ giả lả cười cười đọc câu châm ngôn: "mượn xe nhớ đổ xăng - đổ xăng nhớ đổ đầy" nha!! :)) Rốt cuộc, chờ mãi không thấy ai lên tiếng mượn xe, gần tám giờ tối, trời mưa lất phất, tôi đành lủi thủi cầm của đi bán :))
Tuy vậy, tối đó, tôi không bán được của vì đi lộn tiệm, lại xách xe không chạy zìa. Ý trời! tôi đã bảo vệ thành công mười hai ngàn đồng bạc trong túi hết cả ngày hôm đó! Chỉ bay mất có ba ngàn đồng bạc gửi xe thương xá Tax mà chẳng được ích lợi gì. Thôi kệ, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ!
:))
Hôm sau, bán của xong, tôi còn đem cho người ta mượn hết. Gan cùng mình chưa? Thôi kệ, sông có khúc, người có lúc mờ... MX tôi chỉ biết lặng thinh nín thở qua sông...
Được chứ sao không!
Tôi nè, cách đây mấy bữa, ra khỏi nhà chỉ với mười lăm ngàn đồng bạc trong túi mà trong dạ chẳng có gì lấy làm tủi hổ. Tôi tự nhủ hôm nay mình sẽ xài cho bay hết mười lăm ngàn đồng này, không bay không zìa! Nghĩ là làm, sáng đó tôi không thèm ăn sáng. Nhắc lại là không thèm ăn sáng, chứ không phải thèm mà không dám ăn. Có mười lăm ngàn à, ăn làm quái gì chứ?? Ăn gói xôi năm ngàn thì còn mười ngàn, cũng lỡ cỡ. Ăn ổ bánh mì mười ngàn thì còn năm ngàn, năm ngàn đâu có đủ mua tờ vé số!! Hủ tiếu hay bún bò thì ăn ngán rồi. Không ăn sáng một bữa, tôi cũng đâu có mất miếng thịt nào đâu...
Tới trưa, mấy em trong văn phòng rủ ăn cơm trưa. Tôi tí tởn nói bữa nay chị có hẹn zìa ăn cơm ở nhà rồi mấy kưng. Vậy là tôi te te xách xe chạy zìa ;). Buổi chiều, tôi đâu có dám ghé dọc ghé ngang, chỉ biết chạy thẳng một nước zìa nhà, lại ăn cơm nhà, không tốn một xu. Đến tận bảy giờ tối hôm đó, mười lăm ngàn đồng bạc vẫn còn nằm yên trong túi của tôi, không hề sứt mẻ :)
Nhưng sau đó thì không ổn, bởi vì bình xăng của tôi đã bị cạn. Tôi thầm nghĩ: phải chi giờ này có ai mượn xe tôi đi công chuyện, tôi sẽ lấy cớ giả lả cười cười đọc câu châm ngôn: "mượn xe nhớ đổ xăng - đổ xăng nhớ đổ đầy" nha!! :)) Rốt cuộc, chờ mãi không thấy ai lên tiếng mượn xe, gần tám giờ tối, trời mưa lất phất, tôi đành lủi thủi cầm của đi bán :))
Tuy vậy, tối đó, tôi không bán được của vì đi lộn tiệm, lại xách xe không chạy zìa. Ý trời! tôi đã bảo vệ thành công mười hai ngàn đồng bạc trong túi hết cả ngày hôm đó! Chỉ bay mất có ba ngàn đồng bạc gửi xe thương xá Tax mà chẳng được ích lợi gì. Thôi kệ, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ!
:))
Hôm sau, bán của xong, tôi còn đem cho người ta mượn hết. Gan cùng mình chưa? Thôi kệ, sông có khúc, người có lúc mờ... MX tôi chỉ biết lặng thinh nín thở qua sông...
thấy thèm hông!? |
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Cần Giờ 22.7
love sea
em vẫn chờ... |
nghe biển trôi âm thầm |
mênh mông đây là đâu... |
biển vắng |
cả con đường cũng vắng |
biển Cần Giờ, một ngày cả đám cúp cua, đi xe bus, thứ sáu 22.7.2011 :))
Gánh đàn bà
Khi em mười tám đôi mươi, em có tất cả ưu thế để người khác giới phải nâng niu. Dĩ nhiên là vậy. Tóc em dày, bàn tay khiến cả em cũng phải thán phục bởi sức sống thanh xuân của nó. Dáng em thon, em tự tin với mỗi bước đi của mình khi tóc tràn trên tấm lưng con gái óng ả. Da em tươi, không gì tươi hơn khi mắt mày nổi bật lên như những nét vẽ mịn màng. Hơi thở em thơm, như hoa đồng, như gió nội, từng nhịp thở háo hức không gì ngăn nổi.
Người yêu hết lời khen tóc em đẹp, da em mát, mắt em sáng, môi em hồng. Dĩ nhiên là vậy. Anh ấy hay ôm xiết em để cả hai không còn gang tấc cách trở nào, anh ấy hay níu tay em khi đi qua chỗ khó, điều anh ấy thích nhất là bồng em lên đi một đoạn dài dưới trăng. Những nụ hôn ma mị, sự mê hoặc của thịt da và những khát khao bị giới hạn khiến con người ta quay cuồng dịu ngọt. Nhờ anh ấy mà em biết mình duy nhất đẹp, duy nhất đáng yêu, duy nhất được tôn thờ. Cuộc sống bồng bềnh như trong mơ, như thiên đường, như sách vở.
Đám cưới và trăng mật, không gì xác đáng hơn hai từ trăng mật cho những ngày em anh. Không khi nào anh quên đặt mái đầu em lên cánh tay anh, chị gái đùa sao không thêu hai con bồ câu lên đó để khỏi sắm áo gối, đỡ tốn! Nhìn má cười, nhìn chị gái cười và nhìn bạn bè của chị cùng cười, em biết họ đã qua những ngày nồng nàn như vậy.
Những bài học về nghĩa vụ loáng thoáng nghe, từ khi chưa hôn nhân, lũ lượt hiện ra không giáo trình, không giờ giấc. Nó khá êm ái khi em còn son rỗi nhưng thúc bách dần lên khi em làm mẹ. Dĩ nhiên tóc em bắt đầu thưa, da em bắt đầu tối, mắt em bắt đầu sạm và người em bắt đầu có mùi vị mang tên "nỗi trần ai đàn bà”. Má nói đã thấm gì đâu, chị gái cũng nhắc chừng đã thấm gì đâu và má chồng cũng cảnh báo nào đã thấm gì đâu.
Cũng từ đó, anh không còn ôm xiết em mỗi khi vợ chồng tỉ tê tâm sự, anh không còn say mê hít hà mái tóc tiên bồng của vợ, anh không còn nhớ đưa cánh tay ra mỗi khi vợ chồng bên nhau, thậm chí anh còn xách gối sang giường khác khi con nhỏ khóc đêm. Em đã rơi từ thiên đường xuống. Lúc ấy, em mới vỡ ra rằng, thời gian bồng bềnh mật ngọt thật ngắn ngủi so với cả đời người. Má thản nhiên buồn, chị gái thản nhiên trấn an, má chồng thản nhiên bỏ qua, em tự biết rằng những người ruột thịt ấy cũng đã từng bay lên và rơi xuống.
Em đã đi qua rất nhiều khúc quanh của đời mình, không nhớ hết, không đếm xuể. Anh đã ở đâu trong những thời điểm ấy? Dĩ nhiên anh vẫn song hành nhưng em vẫn thấy mình thiếu một tay vịn. Anh là chồng khi ngồi vào bàn trong những bữa cơm, nhưng anh giống một người khách khi đứng lên để ra với chiếc tivi lúc nào cũng sẵn chương trình bóng đá. Anh là ông chủ khi nhà có khách, nhưng anh cũng là khách nốt khi yêu cầu vợ thế này thế kia. Anh là cái nóc nhà như quy ước, như định nghĩa, nhưng em vẫn thấy mình một mình với sinh kế và mọi thứ không tên giữa đất trời giông gió nắng mưa.
Má an ủi phụ nữ mình là vậy, chị gái chép miệng thế hệ em còn được chồng cưng chồng lo, riêng má chồng thì cao giọng: "đời tôi còn phải làm dâu tứ đại đồng đường, đầu tắt mặt tối, chứ nào biết phấn son họp hành suốt ngày như ngữ các cô!".
Không biết từ bao giờ em thấy đá cũng phải mềm dưới những bước chân mình. Không kêu ca, không đòi hỏi, đường trường gánh nặng, em bỗng thấy mình ít giá trị đi nếu không có cái gánh đàn bà trên vai. Em nhìn quanh không phải để so bì, mà để ghi nhận mình đã hòa tan hay dị biệt trong thế giới đàn bà của mình. Chỗ ngồi ưa thích của em là góc công viên nhỏ sau giờ thể dục sáng. Em thấy một phụ nữ trẻ ngồi sau chồng báo cao tới ngực trên chiếc honda cũ, đúng giờ bất kể nắng mưa, da sần tóc cháy nhưng tháo vát hơn cả đàn ông. Em thấy người phụ nữ lau dọn cầu thang da xanh rớt và chạnh nghĩ lẽ nào cuộc đời đã chơi khăm đến vậy một người từng da sáng tóc thơm? Em thấy và em thấy, ai cũng lặn ngụp trong bể trong dâu mà mấy người được bình ổn như mình?
Em thấy một chàng trai ôm xiết cô gái của cậu để cả hai không còn khoảng cách nào trên ghế đá. Em thấy một chàng khác trong tiệm cà phê tận tuỵ khuấy ly nước cam cho cô bạn gái. Em thấy một cậu khác mãn nguyện khi được trả tiền nước cho người yêu. Em cười tủm, hãy tận hưởng đi, thời gian mật ngọt này ngắn ngủi lắm cho cả hai người. Rồi cô gái sẽ rơi xuống từ ngọn cây thiên đường, rồi cậu chàng sẽ lầm lụi và cáu gắt vì sinh nhai. Chiến tranh đã sinh ra đàn bà gánh vác và chiến tranh cũng đã sinh ra những người đàn ông quen yêu cầu cao với hậu phương của mình. Em khẽ nắm tay anh, chúng ta hai con người đã đi qua mọi buồn vui riêng tư và thế sự, và em thấy, mình dù sao cũng nhiều may mắn hơn rất nhiều người.
Người yêu hết lời khen tóc em đẹp, da em mát, mắt em sáng, môi em hồng. Dĩ nhiên là vậy. Anh ấy hay ôm xiết em để cả hai không còn gang tấc cách trở nào, anh ấy hay níu tay em khi đi qua chỗ khó, điều anh ấy thích nhất là bồng em lên đi một đoạn dài dưới trăng. Những nụ hôn ma mị, sự mê hoặc của thịt da và những khát khao bị giới hạn khiến con người ta quay cuồng dịu ngọt. Nhờ anh ấy mà em biết mình duy nhất đẹp, duy nhất đáng yêu, duy nhất được tôn thờ. Cuộc sống bồng bềnh như trong mơ, như thiên đường, như sách vở.
Đám cưới và trăng mật, không gì xác đáng hơn hai từ trăng mật cho những ngày em anh. Không khi nào anh quên đặt mái đầu em lên cánh tay anh, chị gái đùa sao không thêu hai con bồ câu lên đó để khỏi sắm áo gối, đỡ tốn! Nhìn má cười, nhìn chị gái cười và nhìn bạn bè của chị cùng cười, em biết họ đã qua những ngày nồng nàn như vậy.
Những bài học về nghĩa vụ loáng thoáng nghe, từ khi chưa hôn nhân, lũ lượt hiện ra không giáo trình, không giờ giấc. Nó khá êm ái khi em còn son rỗi nhưng thúc bách dần lên khi em làm mẹ. Dĩ nhiên tóc em bắt đầu thưa, da em bắt đầu tối, mắt em bắt đầu sạm và người em bắt đầu có mùi vị mang tên "nỗi trần ai đàn bà”. Má nói đã thấm gì đâu, chị gái cũng nhắc chừng đã thấm gì đâu và má chồng cũng cảnh báo nào đã thấm gì đâu.
Cũng từ đó, anh không còn ôm xiết em mỗi khi vợ chồng tỉ tê tâm sự, anh không còn say mê hít hà mái tóc tiên bồng của vợ, anh không còn nhớ đưa cánh tay ra mỗi khi vợ chồng bên nhau, thậm chí anh còn xách gối sang giường khác khi con nhỏ khóc đêm. Em đã rơi từ thiên đường xuống. Lúc ấy, em mới vỡ ra rằng, thời gian bồng bềnh mật ngọt thật ngắn ngủi so với cả đời người. Má thản nhiên buồn, chị gái thản nhiên trấn an, má chồng thản nhiên bỏ qua, em tự biết rằng những người ruột thịt ấy cũng đã từng bay lên và rơi xuống.
Em đã đi qua rất nhiều khúc quanh của đời mình, không nhớ hết, không đếm xuể. Anh đã ở đâu trong những thời điểm ấy? Dĩ nhiên anh vẫn song hành nhưng em vẫn thấy mình thiếu một tay vịn. Anh là chồng khi ngồi vào bàn trong những bữa cơm, nhưng anh giống một người khách khi đứng lên để ra với chiếc tivi lúc nào cũng sẵn chương trình bóng đá. Anh là ông chủ khi nhà có khách, nhưng anh cũng là khách nốt khi yêu cầu vợ thế này thế kia. Anh là cái nóc nhà như quy ước, như định nghĩa, nhưng em vẫn thấy mình một mình với sinh kế và mọi thứ không tên giữa đất trời giông gió nắng mưa.
Má an ủi phụ nữ mình là vậy, chị gái chép miệng thế hệ em còn được chồng cưng chồng lo, riêng má chồng thì cao giọng: "đời tôi còn phải làm dâu tứ đại đồng đường, đầu tắt mặt tối, chứ nào biết phấn son họp hành suốt ngày như ngữ các cô!".
Không biết từ bao giờ em thấy đá cũng phải mềm dưới những bước chân mình. Không kêu ca, không đòi hỏi, đường trường gánh nặng, em bỗng thấy mình ít giá trị đi nếu không có cái gánh đàn bà trên vai. Em nhìn quanh không phải để so bì, mà để ghi nhận mình đã hòa tan hay dị biệt trong thế giới đàn bà của mình. Chỗ ngồi ưa thích của em là góc công viên nhỏ sau giờ thể dục sáng. Em thấy một phụ nữ trẻ ngồi sau chồng báo cao tới ngực trên chiếc honda cũ, đúng giờ bất kể nắng mưa, da sần tóc cháy nhưng tháo vát hơn cả đàn ông. Em thấy người phụ nữ lau dọn cầu thang da xanh rớt và chạnh nghĩ lẽ nào cuộc đời đã chơi khăm đến vậy một người từng da sáng tóc thơm? Em thấy và em thấy, ai cũng lặn ngụp trong bể trong dâu mà mấy người được bình ổn như mình?
Em thấy một chàng trai ôm xiết cô gái của cậu để cả hai không còn khoảng cách nào trên ghế đá. Em thấy một chàng khác trong tiệm cà phê tận tuỵ khuấy ly nước cam cho cô bạn gái. Em thấy một cậu khác mãn nguyện khi được trả tiền nước cho người yêu. Em cười tủm, hãy tận hưởng đi, thời gian mật ngọt này ngắn ngủi lắm cho cả hai người. Rồi cô gái sẽ rơi xuống từ ngọn cây thiên đường, rồi cậu chàng sẽ lầm lụi và cáu gắt vì sinh nhai. Chiến tranh đã sinh ra đàn bà gánh vác và chiến tranh cũng đã sinh ra những người đàn ông quen yêu cầu cao với hậu phương của mình. Em khẽ nắm tay anh, chúng ta hai con người đã đi qua mọi buồn vui riêng tư và thế sự, và em thấy, mình dù sao cũng nhiều may mắn hơn rất nhiều người.
(Trích phunuonline.com.vn
là entry đầu tiên của em khi viết blog, 10.10.2009
là nỗi niềm của ai đó sao giống của em...)
happy birthday chi, 15/7 |
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
Một mình
"Một mình" khác với "cô đơn".
"Một mình" không có nghĩa là ta "cô đơn".
Nói "một mình" mang ý nghĩa tích cực, trong khi "cô đơn" lại mang ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực...
Vậy nên, nếu hoàn cảnh đưa đẩy khiến ta mãi đắm chìm trong sự "cô đơn", ta sẽ nhắc nhở bản thân mình rằng: ta có thể thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực và rằng những gì ta đang trải qua đơn giản chỉ là "một mình" mà thôi...
"Một mình", hạt bụi vẫn bay, mây vẫn trôi, không khí vẫn lơ lửng...
"Một mình" không có nghĩa là ta "cô đơn".
Nói "một mình" mang ý nghĩa tích cực, trong khi "cô đơn" lại mang ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực...
Vậy nên, nếu hoàn cảnh đưa đẩy khiến ta mãi đắm chìm trong sự "cô đơn", ta sẽ nhắc nhở bản thân mình rằng: ta có thể thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực và rằng những gì ta đang trải qua đơn giản chỉ là "một mình" mà thôi...
"Một mình", hạt bụi vẫn bay, mây vẫn trôi, không khí vẫn lơ lửng...
từ đêm nay, tôi chỉ muốn đặt hết khổ-đau-luy-nản của những ngày hôm qua vào một nơi không ai có thể tìm thấy nữa :)) |
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
Đừng có chán nản!
Ai trong chúng ta cũng từng trải qua những lúc khó khăn khôn cùng trong cuộc sống – cô đơn, nợ nần, mất việc, mất người yêu. Vào những thời điểm đó, chúng ta sẽ tự hỏi làm sao có thể vượt qua được. Thế nhưng chúng ta vẫn đã vượt qua.
Có thể chúng ta mất đi viễn cảnh tốt đẹp về tương lai, và thường vẽ nó lên tối tăm hơn thực tế. Chúng ta sẽ trông vào một tương lai có ít vấn đề và không hiểu sao con người lại có thể vượt qua những gì mà họ đang đối mặt.
Một người chỉ thực hiện cuộc hành trình một ngày thì tại sao phải dự trữ cho cả cuộc đời. Thật không có gì lạ là nhiều người cứ lo cho cả hai mươi năm tới và thắc mắc tại sao cuộc sống lại quá khó khăn đến như vậy. Một ngày chúng ta sống 24 giờ, không hơn. Hôm nay lại lo cho những rắc rối của ngày mai phỏng có ích gì.
Lần tới nếu bạn chán nản, hãy tự hỏi mình những câu hỏi như thế này: "Tôi có đủ không khí để thở không? Có đủ thức ăn để ăn không?" (Nếu câu trả lời là “Có″ thì xem như tình hình đã sáng sủa rồi!). Chúng ta thường không thấy là những nhu cầu quan trọng nhất của chúng ta đã được đáp ứng rồi. Tôi thích câu chuyện về người đàn ông gọi điện cho tiến sĩ Robert Schuller. Cuộc đối thoại như sau:
Người đàn ông nói: “Thế là hết! Tôi xong đời rồi. Tất cả tiền đã hết. Tôi đã mất tất cả”.
Tiến sĩ Schuller hỏi: “Anh vẫn còn nhìn thấy chứ?”
Người đàn ông trả lời: “Vâng, tôi vẫn còn sáng mắt”
Schuller hỏi: “Anh còn đi được không?”
Người đàn ông trả lời: ”Vâng, tôi vẫn còn đi được”.
Schuller nói: “Dĩ nhiên anh còn nghe được, nếu không anh đã không gọi điện cho tôi”.
“Vâng, tôi vẫn còn nghe được”.
“Vậy thì” Schuller nói. “Tôi cho là cái gì anh cũng còn. Chỉ có tiền là mất!”
Một điều khác mà chúng ta nên tự nhắc mình là: “Điều tồi tệ nhất xảy ra sẽ rất khó chịu, nhưng không có nghĩa là đã đến ngày tận thế”.
Câu hỏi tiếp theo là: “Tôi có quan trọng hóa vấn đề quá không?” Bạn có thấy là bạn mất ngủ cả tuần chỉ vì điều mà người khác sẽ không thèm nghĩ đến? Thường là do chúng ta quá nghiêm khắc với chính mình. Chúng ta cứ nghĩ là cả thế giới đang nhìn mình. Điều đó không đúng. Nếu họ nhìn thì sao nào? Chúng ta sẽ sống theo cách tốt nhất mà mình có thể.
Một câu hỏi nữa: “Tôi học được cái gì từ tình huống này?” Bằng sự nhận thức muộn màng, nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể học được gì trong những giai đoạn khó khăn? Cái khó nhất là giữ được quân bình và biết là chúng ta đang chịu đựng và tại sao lại chịu đựng. Những người hạnh phúc nhất có xu hướng xem những lúc khó khăn là những lúc học hỏi kinh nghiệm quý giá. Họ gắng vui vẻ, mỉm cười. Họ biết rằng mọi việc sẽ tốt hơn và họ sẽ trở thành người tốt hơn từ những thử nghiệm đó. Cái này nói thì dễ nhưng làm khó hơn nhiều!
Thêm một câu hỏi: Nếu mọi cái tồi tệ thật thì 5 phút tới mình còn ổn không? Khi đã qua được 5 phút đó, bạn nhắm đến 5 phút tiếp theo. Chia ra từng phần nhỏ, sẽ dễ xử trí hơn. Ngoài ra nên làm cho mình bận rộn, làm việc gì đó trong 5 phút ấy. Lúc bận rộn bạn thấy dễ chịu hơn nhiều.
Còn làm gì nữa nhỉ?
Có lẽ cách tốt nhất để cảm thấy dễ chịu là làm cái gì cho ai đó. Lo lắng thái quá hay thương hại mình sẽ trở thành nỗi ám ảnh.
Ngay lúc bạn bắt đầu làm cho người khác hạnh phúc thì cũng là lúc bạn cảm thấy yêu đời hơn. Thật đơn giản, dễ dàng và tuyệt vời.
Ngay lúc bạn bắt đầu làm cho người khác hạnh phúc thì cũng là lúc bạn cảm thấy yêu đời hơn. Thật đơn giản, dễ dàng và tuyệt vời.
Tai họa sẽ không lớn nếu chúng ta xử lý chúng từng bước một. Và chừng nào mà chúng ta thấy mình học được điều gì đó từ hoàn cảnh thì chúng ta càng dễ khắc phục nó.
Andrew Matthews
”Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”
”Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
Về nhà
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)